Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
Bạn muốn lập vi bằng một cách nhanh chóng, tránh tránh rườm rà làm tốn thời gian của các bên. Hãy đến với chúng tôi, Thừa phát lại Miền Bắc là Văn phòng cung cấp dịch vụ Sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Mọi vấn đề thắc mắc cần được tư vấn quý khách liên hệ qua số: 1900 6574 hoặc truy cập website : thuaphatlaimienbac.com
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
2. Giải quyết vấn đề:
Theo Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại như sau:
– Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Tự chấm dứt hoạt động;
- Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;
- Bị hợp nhất, bị sáp nhập.
– Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp đồng đã ký với người lao động, thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết; trường hợp không thể thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết thì phải thỏa thuận với người yêu cầu về việc thực hiện các hợp đồng đó.
Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
– Trường hợp Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng. Hết thời hạn này mà Văn phòng Thừa phát lại chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập vì Trưởng Văn phòng hoặc toàn bộ Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng Thừa phát lại, của Thừa phát lại hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật dân sự.
– Hồ sơ lưu trữ của Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được xử lý như sau:
- Hồ sơ về thi hành án dân sự được chuyển cho Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để bảo quản theo chế độ lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự. Đối với các vụ việc thi hành án chưa kết thúc thì Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người có yêu cầu về thủ tục chuyển hồ sơ cho cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện việc thi hành án;
- Vi bằng và các tài liệu có liên quan khác được chuyển cho Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để lưu trữ.
– Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì quyền, nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại do Văn phòng Thừa phát lại hợp nhất hoặc Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện.
– Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Văn phòng Thừa phát lại thực hiện các công việc khi Văn phòng chấm dứt hoạt động.
Như vậy, Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau: Tự chấm dứt hoạt động; Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này; và bị hợp nhất, bị sáp nhập.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin liên quan đến vấn đề Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo số : 19006574; truy cập theo website : thuaphatlaimienbac.com để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>>Xem thêm: Thừa phát lại là ai và làm những công việc gì?
>>Xem thêm: Thừa phát lại được hiểu như thế nào?
>>Xem thêm: Thừa phát lại là ai và làm những công việc gì?
>>Xem thêm: Đặt cọc mua đất qua vi bằng có khởi kiện đòi lại tiền được không?
Bài viết được thực hiện bởi VP TPL Miền Bắc
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn luật, Lập Vi bằng
& Trình độ đào tạo: Công ty TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
4 Tổng số bài viết: 31.006 bài viết
CAM KẾT CỦA VP TPL MIỀN BẮC:
– Hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất;
– Lập vi bằng nhanh nhất, hiệu quả nhất;
- Tống đạt văn bản, Thi hành Án nhanh nhất.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI MIỀN BẮC
Trụ sở chính : Tòa nhà số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : tplmienbac@gmail.com
Website : https://thuaphatlaimienbac.com/
Facebook : https://www.facebook.com/thuaphatlaimienbac/
THỪA PHÁT LẠI MIỀN BẮC – “Hãy lập Vi bằng để được Nhà nước công nhận là chứng cứ"