Chồng chết thì vợ có phải trả nợ của chồng không?
Chồng chết thì vợ có phải trả nợ của chồng không? TPL Miiền Bắc tư vấn 24/7 qua Hotline 0971460826. Hỗ trợ pháp lý, lập vi bằng, Thi Hành án và Tống đạt văn bản trên phạm vi toàn quốc.
Hỏi: Thưa quý văn phòng. Bố tôi có vay của hàng xóm là ông Nguyễn Thanh H số tiền 350 triệu đồng. Sau đó bố tôi bị cảm và qua đời. Ông H có đến gia đình tôi bắt mẹ tôi phải ký vào giấy nhận nợ và mẹ tôi đã ký giấy nhận nợ. Ông H có khỏi kiện đòi nợ tại tòa án. Tòa án đã mời mẹ tôi lên làm việc. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Mẹ tôi có phải trả khoản nợ này không. Mẹ tôi bị ung thư, sức khỏe yếu, không có tiền trả nợ, gia đình tôi cũng không có tài sản gì đáng giá, nhà cũng đang đi thuê chứ không có nhà cửa hay đất đai gì. Mong Văn phòng TPL Miền Bắc tư vấn cho tôi.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật của VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI MIỀN BẮC
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
– Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
– Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
2. Chồng chết thì vợ có phải trả nợ của chồng không?
Thứ nhất, xác định chủ thể có nghĩa vụ trả nợ
Việc xác định nghĩa vụ trả nợ phụ thuộc vào mục đích bố bạn vay tiền. Việc trả nợ đối với những khoản vay phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
” Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này. 2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.” |
Thứ hai, Về thủ tục thi hành án dân sự
Điều kiện thi hành án dân sự được quy định là: “Có điều kiện thi hành án là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.”
Như vậy, có hai trường hợp cần xem xét như sau:
Trường hợp 1: Bản án có hiệu lực pháp luật chỉ đề cập đến nghĩa vụ trả nợ của mẹ bạn
Theo quy định tại điều 44a văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự thì chỉ trong một số trường hợp mẹ bạn mới được xác định là không có điều kiện thi hành án. Cụ thể:
Điều 44a. Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án34
1. Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án; b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác; c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng. 2. Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành. |
Theo đó, khoản 4 điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì:
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh. Sau khi có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án. 5. Cơ quan thi hành án dân sự chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi có đủ các điều kiện sau: a) Đã hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án; b) Đã xác minh ít nhất hai lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự; c) Không có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. 6. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc thi hành án.” |
Như vậy, nếu nhận thấy mẹ bạn không có điều kiện thi hành án thì mẹ bạn nên cung cấp thông tin này để được xem xét.
Trường hợp 2: Bản án có đề cập đến nội dung liên quan đến nghĩa vụ của bố bạn thì phần di sản thừa kế của bố bạn sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của những người hưởng di sản theo quy định tại bộ luật dân sự như sau:
” Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế. 3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.” |
Như vậy, gia đình bạn nên xem xét cụ thể và chi tiết hơn để đưa ra được biện pháp tốt nhất khi thỏa thuận
Trên đây là toàn bộ tư vấn của VP Thừa Phát lại Miền bắc về vấn đề Chồng chết thì vợ có phải trả nợ của chồng không?. Có bất kỳ thắc mắc liên quan. vui lòng gọi Hotline 0971460826 để được tư vấn hỗ trợ nhanh 24/7.
>>Xem thêm: Thừa phát lại là ai và làm những công việc gì?
>>Xem thêm: Thừa phát lại được hiểu như thế nào?
>>Xem thêm: Thừa phát lại là ai và làm những công việc gì?
>>Xem thêm: Đặt cọc mua đất qua vi bằng có khởi kiện đòi lại tiền được không?
Với tôn chỉ luôn “Tận tâm – Linh hoạt- Cầu thị”, bảo mật tối đa cho khách hàng, Thừa phát lại Miền Bắc là “LẬP VI BẰNG CHO MỌI NGƯỜI MỌI NHÀ”, luôn có chính sách hỗ trợ đối với những khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bị chèn ép, người tàn tật, người neo đơn không nơi nương tựa, phụ nữ, trẻ em, người già, người có công với cách mạng. Phí dịch vụ rẻ nhất, hợp lý nhất: Với tính nhân văn là tôn chỉ hoạt động
Hiện nay, chúng tôi cung cấp dịch vụ lập vi bằng trên toàn quốc như sau:
♣ Các loại vi bằng ghi nhận các vụ việc dân sự thường xuyên
♣ Ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên trong các thỏa thuận, cam kết
♣ Vi bằng ghi nhận hiện trạng
♣ Vi bằng ghi nhận thông báo
Bài viết được thực hiện bởi VP TPL Miền Bắc
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn luật, Lập Vi bằng
& Trình độ đào tạo: Công ty TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
4 Tổng số bài viết: 31.006 bài viết
CAM KẾT CỦA VP TPL MIỀN BẮC:
– Hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất;
– Lập vi bằng nhanh nhất, hiệu quả nhất;
- Tống đạt văn bản, Thi hành Án nhanh nhất.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI MIỀN BẮC
Trụ sở chính : Tòa nhà số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : tplmienbac@gmail.com
Website : https://thuaphatlaimienbac.com/
Facebook : https://www.facebook.com/thuaphatlaimienbac/
THỪA PHÁT LẠI MIỀN BẮC – “Hãy lập Vi bằng để được Nhà nước công nhận là chứng cứ"