Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại quy định như thế nào?
Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại quy định như thế nào?
Bạn muốn lập vi bằng một cách nhanh chóng, tránh tránh rườm rà làm tốn thời gian của các bên. Hãy đến với chúng tôi, Thừa phát lại Miền Bắc là Văn phòng cung cấp dịch vụ Sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Mọi vấn đề thắc mắc cần được tư vấn quý khách liên hệ qua số: 1900 6574 hoặc truy cập website : thuaphatlaimienbac.com
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại như sau:
– Hai hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở trong cùng một địa bàn cấp tỉnh có thể hợp nhất thành một Văn phòng Thừa phát lại mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng Thừa phát lại hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại bị hợp nhất.
– Một hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại có thể sáp nhập vào một Văn phòng Thừa phát lại khác có trụ sở trong cùng một địa bàn cấp tỉnh bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại bị sáp nhập.
– Các Văn phòng Thừa phát lại bị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, trong đó có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng bị hợp nhất, sáp nhập; thời gian thực hiện hợp nhất, sáp nhập; phương án xử lý tài sản, sử dụng lao động của các Văn phòng; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng và các nội dung khác có liên quan;
- Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng tính đến ngày đề nghị hợp nhất, sáp nhập;
- Biên bản kiểm kê các hồ sơ nghiệp vụ và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng bị hợp nhất, sáp nhập;
- Danh sách Thừa phát lại hợp danh và Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có) tại các Văn phòng;
- Bản chính Quyết định cho phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập, Văn phòng Thừa phát lại hợp nhất phải đăng ký hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép hợp nhất, sáp nhập. Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký hoặc đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; Quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập; giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại của các Thừa phát lại đang hành nghề tại Văn phòng Thừa phát lại để đối chiếu.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại hợp nhất, nhận sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
– Trong thời gian làm thủ tục hợp nhất, sáp nhập, các Văn phòng Thừa phát lại tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng Thừa phát lại mới được Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin liên quan đến Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại quy định như thế nào?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo số : 19006574; truy cập theo website : thuaphatlaimienbac.com để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>>Xem thêm: Thừa phát lại là ai và làm những công việc gì?
>>Xem thêm: Thừa phát lại được hiểu như thế nào?
>>Xem thêm: Thừa phát lại là ai và làm những công việc gì?
>>Xem thêm: Đặt cọc mua đất qua vi bằng có khởi kiện đòi lại tiền được không?
Bài viết được thực hiện bởi VP TPL Miền Bắc
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn luật, Lập Vi bằng
& Trình độ đào tạo: Công ty TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
4 Tổng số bài viết: 31.006 bài viết
CAM KẾT CỦA VP TPL MIỀN BẮC:
– Hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất;
– Lập vi bằng nhanh nhất, hiệu quả nhất;
- Tống đạt văn bản, Thi hành Án nhanh nhất.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI MIỀN BẮC
Trụ sở chính : Tòa nhà số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : tplmienbac@gmail.com
Website : https://thuaphatlaimienbac.com/
Facebook : https://www.facebook.com/thuaphatlaimienbac/
THỪA PHÁT LẠI MIỀN BẮC – “Hãy lập Vi bằng để được Nhà nước công nhận là chứng cứ"